Thursday, 18/08/2022, 13:10 GMT+7
Thứ ba, 16/08/2022, 12:00 (GMT+7)
Trước khi giải đáp được thắc mắc “Uống kẽm có bị táo bón không?”, cần biết kẽm có tác dụng gì với cơ thể và khi nào nên bổ sung kẽm.
Kẽm có vai trò như thế nào với cơ thể?
Kẽm tham gia vào cấu tạo rất nhiều enzyme chức năng trong cơ thể, đóng vai trò không thể thiếu với sự nhân lên của tế bào, có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, bộ phận:
Khi nào cần bổ sung kẽm?
Mặc dù đảm nhận rất nhiều vai trò quan trọng, tuy nhiên cơ thể lại không thể sản sinh kẽm mà phải bổ sung từ bên ngoài qua thức ăn hoặc các viên uống chứa kẽm.
Kẽm có trong nhiều loại thực phẩm (như thịt đỏ, hàu, các loại hạt, rau lá xanh…), tuy nhiên, để chuẩn bị bữa ăn cân bằng và đầy đủ dưỡng chất không phải là điều đơn giản. Ngoài ra, một số nhóm đối tượng cần nhu cầu kẽm cao thì bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống bình thường là không đủ. Hơn nữa, nếu mắc một số vấn đề sức khỏe như bệnh đường tiêu hóa gây giảm khả năng hấp thu cũng dễ gây thiếu kẽm.
Do vậy, những trường hợp này nên bổ sung kẽm qua viên uống chứa kẽm, các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Một số nhóm người dễ bị thiếu kẽm:
Những dấu hiệu cảnh báo thiếu kẽm:
Rụng tóc có thể là một biểu hiện thiếu kẽm
Uống kẽm có gây táo bón không?
Bổ sung kẽm dạng viên uống là việc cần thiết với những đối tượng có dấu hiệu thiếu kẽm và có nguy cơ cao bị thiếu kẽm. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng uống kẽm gây táo bón, giống như các loại khoáng chất khác như sắt, canxi.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, uống kẽm không bị táo bón bởi kẽm tham gia cấu tạo tổng hợp các enzyme tiêu hóa giúp phân hủy protein, chất béo, tinh bột giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, thậm chí còn hạn chế nguy cơ táo bón.
Khi uống kẽm mà thấy táo bón, rất có thể là do những nguyên nhân khác gây ra như:
Biết được những nguyên nhân gây táo bón sẽ giúp tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả.
Rất nhiều nguyên nhân có thể gây táo bón
Uống kẽm thế nào cho hiệu quả?
Uống kẽm tuy không gây táo bón, nhưng để có hiệu quả, tăng khả năng hấp thu, cũng cần phải biết cách.
Nên uống kẽm sau bữa ăn khoảng 30 phút. Khi bổ sung kẽm, cần lưu ý khi uống kèm các vitamin và khoáng chất khác như:
Nên ưu tiên chọn sản phẩm bổ sung kẽm dạng gluconate (zinc gluconate) bởi đây là dạng kẽm mà cơ thể dễ hấp thu nhất và cũng dễ uống nhất.
Trên thị trường có nhiều sản phẩm kẽm dạng gluconate, bạn nên chọn sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi công ty dược uy tín, để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
DS Thanh Loan
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/giai-dap-thac-mac-uong-kem-co-bi-tao-bon-khong-n11000.html